Nhựa phế liệu là những vật dụng, đồ dùng đã qua sử dụng và thải ra ngoài môi trường của con người.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, người ta tiến hành thu gom và tái chế nhựa. Quy trình tái chế nhựa tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi nhà sản xuất cần có nhiều kinh nghiệm. Các sản phẩm từ việc tái chế đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Các sản phẩm nhựa được tái chế đúng cách sẽ góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu tự nhiên. Qua đó giảm lượng khí thải ra môi trường và chi phí trong quá trình sản xuất. Do đó đây là quá trình thiết yếu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.
Tái chế nhựa là gì?
Tái chế nhựa là quá trình thu hồi lại nhựa phế liệu, các chất thải có nguồn gốc bằng nhựa sau đó phân loại thành từng loại nhựa để chế biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Quy trình tái chế nhựa phổ biến
Để làm ra hàng ngàn tấn hạt nhựa tái sinh mỗi năm đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất, các nhà máy sẽ trải qua các bước sau:
Bước 1 : Lựa chọn nhựa phế liệu đầu vào
Bước 2 : Phân loại
Bước 3 : Xay, băm, nghiền nhựa
Bước 4 : Rửa sạch
Bước 5 : Làm khô
Bước 6 : Tạo hạt, pha màu, trộn với nước tinh
Bước 7 : Tái chế thành phẩm ( sử dụng các phương pháp nung/ nấu/ ép tái chế tạo thành phẩm)
Lúc này, chúng ta sẽ có hạt nhựa tái sinh thành phẩm. Cuối cùng, nhà sản xuất sẽ phân loại hạt rồi đóng gói vào bao bì và đêm đi phân phối, tiêu thụ.
Các loại nhựa có thể tái chế
Các loại hạt nhựa nguyên sinh đều có thể tái chế được. Hiện nay chúng ta có 4 loại nhựa thuộc dạng có thể tái chế như sau:
Nhựa PET (1)
Nhựa PET hay còn gọi PETE (Polyethylene Terephthalate) là loại nhựa phổ biến dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như chai nhựa, bình nước, hộp đựng,…
Chịu nhiệt dưới 70ºC
Nhựa HDPE (2)
Nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học. Dùng làm chai nhựa, bình đựng sữa, bình đựng dầu ăn, đồ chơi…
Nhựa LDPE (4)
Được sử dụng trong các sản phẩm dùng 1 lần như túi nhựa, găng tay nylon, vỏ bánh kẹo, hộp mì,…Nhưng chịu nhiệt kém.
Nhựa PP(5)
Được xem là loại nhựa tái chế thân thiệt với con người và môi trường. Với độ bền cao (từ 130–170ºC) và trơ về mặt hóa học. Do đó nó có độ an toàn thực phẩm và thường được dùng làm chai đụng nước, lọ thuốc, ống hút…
Khi tái chế nhựa, sẽ phát sinh ra khí thải độc hại: Công đoạn gia nhiệt kéo tạo dây phát sinh ra khí VOC, CO2, SO2, Vinyl clorua…
Ngoài ra còn có bụi: phát sinh trong các giai đoạn cán thô nguyên liệu, xếp, đóng gói nguyên vật liệu.
Tác hại khi tái chế nhựa
VOC gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng da, kích ứng mắt mũi họng, tổn thương các cơ quan nội tạng như gan và thận, ung thư,… Mức dộ ảnh hưởng tùy thuộc vào thời gian và nồng độ tiếp xúc.
CO2: tuy không độc nhưng nếu vượt quá nồng độ cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe con người. Các hiện tượng mà có thể thấy nhiều nhất đó là khó thở, mệt mỏi, kích thích hệ thần kinh, tăng nhịp tim,…
SO2: gây kích ứng niêm mạc mắt, viêm đường hô hấp, khó thở, nóng rát cổ họng…
Vinyl Clorua: là một chất khí gây ung thư và có khả năng gây nổ với mùi ngọt nhẹ.
Không những thế, các nhà máy sản xuất nhựa/ tái chế nhựa cũng tạo ra lượng bụi lớn, lượng bụi này chủ yếu được tạo ra trong giai đoạn nghiền, đốt chất thải. Do đó làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe.