Rác thải nhựa đang là một trong những vấn nạn về ô nhiễm môi trường. Những con số đáng báo động về tình trạng rác thải nhựa hiện nay cho thấy đây thực sự nó là một vấn đề cần được quan tâm và xử lý.
Vậy rác thải nhựa là gì? Biện pháp khắc phục và giải pháp hiện nay.
Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải ra môi trường như: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa hoặc các loại chất dẻo tổng hợp… đặc điểm của loại rác thải này là thời gian phân hủy cực kì lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm.
Hiên nay, rác thải nhựa gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề cho đất đai, đường thủy và đại dương. Nhiều cuộc khảo sat cho thấy, mỗi năm có tới 1,1 – 8,8 triệu tấn rác thải nhựa vào biển gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường biển cực kì nghiêm trọng.
Thực trạng báo động về rác thải nhựa hiện nay
Thực trạng trên toàn thế giới
Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa và nó gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu, một con số thực sự kinh khủng. Ngoài ra, theo báo cáo của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2018, mỗi năm thế giới dùng khoảng 500 tỷ túi nhựa, trong có có hơn 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Tính từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự báo còn tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai.
Cũng theo thống kê, hiện nay thế giới đang phải đối mặt với 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên trái đất. Do vậy, giới phân tích đã đánh giá “nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay thì sẽ có thêm khoản 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Và như vậy, sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa bị chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương”
Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia đang là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương với khối lượng lần lượt là 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải nhựa ở ngoài đại dương.
Thực trạng ở Việt Nam
Theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển. Vì vậy, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả rác nhiều nhất trên thế giới, một con số cực kì đáng báo động.
Bình quân hàng tháng, mỗi hộ gia đình sẽ dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt, chỉ tính riêng 2 trung tâm kinh tế lớn là TP Hà Nội và TP HCM mỗi ngày đã thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa. Như vậy, nước ta cũng đang phải oằn mình để chống chịu lượng rác thải khổng lồ.
Có thể thấy, đây là một thực trạng rất đáng báo động vì nó sẽ mang lại rất nhiều hậu quả nguy hại cho sức khỏe của con em chúng ta nhiều đời sau.
Biện pháp hạn chế rác thải nhựa
Việc xử lý rác thải nhựa đang là bài toán không lời giải, sau đây là những cách giúp giảm rác thải đơn giản:
Đối với cá nhân, gia đình
Tái sử dụng các loại chai lọ
- Sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ..
- Hạn chế sử dụng túi nilong nếu không cần thiết
- Sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.
Với các cấp chính quyền, doanh nghiệp
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như tác hại khi sử dụng túi nilon, đồ nhựa.
Vận động người dân “nói không với túi nilon”, vứtt rác đúng nơi quy định và chủ động phân loại rác ngay tại nguồn.
Kết hợp với các nhà máy xử lý chất thải tăng cường các hoạt động thúc đẩy ý thức người dân như: đổi rác nhựa lấy đồ dùng như cây cảnh, đồ ăn, mũ bảo hiểm… để tiện thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa.
Tăng thuế và cấp phép chặt chẽ với hệ thống kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất sản phẩm nhựa.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thực trạng ô nhiễm hiện nay. Hãy sử dụng các biện pháp hạn chế rác thải giúp cho môi trường Xanh – Sạch – Đẹp hơn.