Nhựa HDPE – Một loại nhựa quen thuộc dùng sản xuất ống nước thải, ống luồn dây điện, cáp điện, ống nhựa sinh hoạt, phụ tùng ô tô,… Đặc biệt hơn, nhựa HDPE còn cho phép bạn tái chế lại sau một thời gian sử dụng. Vậy nhựa HDPE là gì và ứng dụng chi tiết của nhựa HDPE trong cuộc sống như thế nào?
Thắc mắc xoay quanh nhựa HDPE sẽ được Anca.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, còn chờ gì nữa cùng khám phá ngay nhé!
Nhựa HDPE là gì?
Hight Density Poli Etilen hay Polyethylene High-Density là “tên họ đầy đủ” của nhựa HDPE, đây là một những loại polymer có nguồn gốc khai sơ từ PolyEthylene. Nhựa HDPE ra đời bằng cách xâu chuỗi liên tiếp những phản ứng của phân tử Ethylene lại với nhau.
Năm 1930 tại đất nước “Xứ sở sương mù” – Anh thế hệ nhựa HDPE đầu tiên được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cho mãi đến 20 năm sau, tức vào năm 1950 thì loại nhựa Hight Density Poli Etilen mới chính thức trình làng và kể từ đó đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong ngành sản xuất đồ nhựa của toàn thế giới.
Các chỉ số đặc trưng của nhựa HDPE
Ở mỗi loại nhựa hóa học đều sở hữu chỉ số về nhiệt độ chịu đựng, tỷ trọng, điện trở suất khác nhau. Và với nhựa HDPE cũng tồn tại cho mình những thông số riêng biệt như sau:
- Tỷ trọng của nhựa HDPE dao động từ 0.95 đến khoảng 0.97 g/cm3.
- Sức bền kéo đứt tối thiểu đạt: 21 Mpa.
- Điện trở suất bề mặt nhỏ nhất của nhựa HDPE là 0.2 mm/m độ C.
- Nhiệt độ hóa thành chất mềm vi cát tối thiểu khoảng 120 độ C.
- Nhiệt độ nhựa HDPE bắt đầu giòn, đứt/ gãy: dưới 0 độ C.
- Nhiệt độ nhựa HDPE có thể làm việc tối đa là 45 độ C.
- Điện trở suất bề mặt nhỏ nhất của loại nhựa này đạt 1013 Ω.
Ưu và nhược điểm của nhựa HDPE
Ưu điểm nổi trội của nhựa HDPE
- Có thể tái chế lại bằng việc kết hợp với hợp chất khác, giúp giảm thiểu lượng chất thải nhựa ra bên ngoài môi trường và tiết kiệm đến 50% chi phí sản xuất nhựa hàng năm.
- Khả năng chống va đập cao
- Sở hữu khối lượng nhẹ, có thể chịu được tác động từ trọng lực lớn.
- Chịu được các hóa chất mạnh, không bị ăn mòn, có khả năng chống nấm mốc, côn trùng hay các loài gặm nhấm phá hoại.
- Độ linh hoạt, dẻo dai cao cho phép tạo thành nhiều hình dạng khác nhau theo ý muốn của người dùng.
- Khả năng chống cháy cực cao, có thể chịu đựng ở nhiệt độ lên đến 327 độ C (Gấp 2 lần so với các chất liệu thông thường khác).
- Khi đặc trong môi trường nhiệt độ dưới 40 độ C, nhựa HDPE vẫn “giữ vững phong độ” về hình dáng.
- Giá thành của nhựa HDPE được đánh giá là cực rẻ, vì thế nó sở hữu tính ứng dụng cao.
Nhược điểm nhựa HDPE
Vạn vật sinh ra đều không bao giờ đạt được 100% về sự hoàn hảo, vì thế mặc dù sở hữu danh sách các điểm nổi bật nhưng nhựa HDPE vẫn còn một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn:
- Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, các liên kết bền trong nhựa sẽ bị phá vỡ và dẫn đến tình trạng bị nứt.
- Độ bóng thấp, vì thế khi có sự va chạm nhựa HDPE sẽ bị sướt.
- Khi vượt quá ngưỡng chịu nhiệt, nhựa HDPE bắt đầu nóng chảy và tạo ra mùi hôi khó chịu.
Kết luận
Thông qua bài viết chia sẻ về khái niệm hạt nhựa HDPE là gì và ứng dụng của hạt nhựa này trong đời sống hàng ngày, chắc hẳn đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết nhất loại nhựa sinh học quen thuộc này rồi đúng không nào?
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH MTV NHỰA KIM SƠN
- Địa chỉ: Số 21, ngõ 117, đường Thiên Lôi , P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, TP. HP
- Điện Thoại Tư Vấn: Phạm Xuân Quang – 0984.995.933
- Email: kimsonhp6868@gmail.com